Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho bé

Đối với trẻ, thường thì các bệnh về tiêu chảy có thể gây nên tử vong. Nhưng ít các bà mẹ nào biết được điều này, nên khi trẻ mới bị tiêu chảy các bà mẹ cho là bình thường, tới khi phát bệnh nặng mới cho bé đi khám bác sĩ. Đa phần, các bà mẹ thường ít quan tâm đến bệnh này, hơn nữa cũng chẳng biết nguyên nhân bắt nguồn từ đâu, hay phải giải quyết bệnh này như thế nào?… Trong dân gian, có rất nhiều bài thuốc hay để trị bệnh này mà các bà mẹ nên biết.

 

1.Biểu hiện và nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ

 

Biểu hiện của tiêu chảy: trẻ đi phân lỏng, đi trên 3 lần/ngày. Nếu trẻ bị dưới 5 ngày thì là tiêu chảy cấp, còn trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.

 

Nguyên nhân của tiêu chảy: Nhiễm khuẩn, virus, dị ứng thức ăn, ngộ độc, thức ăn, nước uống kém vệ sinh, dùng thuốc ( có thể do thuốc kháng sinh),…

 

2.Nguy cơ do tiêu chảy

 

Khi bị tiêu chảy, cơ thể có thể gặp 1 trong những nguy cơ dưới đây:

 

– Nguy cơ suy dinh dưỡng: khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ dễ mắc bệnh chán ăn, còn cha mẹ thì sợ cho trẻ ăn vào sẽ làm tiêu chảy nặng thêm. Kết quả cuối cùng khi trẻ hết bị tiêu chảy thì cũng là lúc bệnh suy dinh dưỡng đến với trẻ.

 

– Nguy cơ tử vong: Khi tiêu chảy, nếu không bù đắp nước kịp thời bạn sẽ rất dễ bị tử vong. Nghiên cứu cho thấy, 70% người bị tiêu chảy tử vong là do thiếu nước.

 

Có 3 mức độ nhận biết về việc thiếu nước và cần được bổ sung:

 

+ Mất nước nhẹ: khát nước và đòi uống, với những trẻ chưa biết nói thì sẽ khóc rất nhiều cho đến khi uống được đủ nước.

 

+ Mất nước vừa: khát nước, khô mắt, da nhăn nheo, miệng khô, khóc không có nước mắt, nước dãi,…

 

+ Mất nước nặng: Xuất hiện những cơn co giật, thần kinh lừ đừ, vật vã,…

 

phong benh tieu chay cho be - Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho bé

 

3.Cách xử trí đúng cách

 

– Cho trẻ bù nước điện giải: Đây là điều quan trọng và cần thiết đối với những người chăm sóc người bị tiêu chảy. Cần phải pha dung dịch bù nước đúng, thông dụng hiện nay là: dung dịch ORS, ORS II, viên hydrite. Đối với ORS, 1 gói pha với 1 lít nước, còn ORS II và hydrite 1 gói pha với 200ml nước.

 

Lưu ý:

 

+) Pha dung dịch bù nước nếu để quá 12h, phải bỏ đi. Nếu bé không thích mùi vị này, hãy thay bằng dung dịch bù nước khác. Khi bị tiêu nhảy nhẹ, có thể sử dụng nước trái cây thay cho dung dịch bù nước nói trên.

 

+) Khi bé bị mất nước do bị tiêu chảy, không nên cho bé uống đột ngột, nhanh chóng, mà nên bổ sung từ từ, 15 phút uống 1 lần, từ 15-20ml.

 

+) Cần duy trì việc bù nước đến khi bé tiêu phân đặc và không quá 3 lần/ ngày.

 

– Bổ sung đầy đủ được 4 nhóm chất dinh dưỡng sau: đạm, đường, béo, vitamin.

 

– Bổ sung men vi sinh: cần bổ sung đầy đủ men vi sinh, để bé có thể chống chọi tốt với các tác nhân gây bệnh. Bởi vì men vi sinh tạo nên 1 lớp bảo vệ niêm mạc ruột, trị loạn khuẩn ruột.

 

– Để có thể rút ngắn thời gian tiêu chảy, bạn cần bổ sung lượng kẽm thích hợp nhằm tái tạo và phục hồi niêm mạc.

 

4.Khi nào nên đưa trẻ đi khám

 

– 2 ngày tiêu chảy liên tiếp mà không có dấu hiệu giảm đi.

 

– Bé đi ra phân có lẫn máu.

 

– Khi sờ hoặc ấn vào bụng sẽ gây ra cảm giác đau.

 

– Bé không ăn được bất kì thứ gì, cho bé ăn gì cũng bị nôn ra hết.

 

– Mất nước quá nhiều, gây ra những tác động khác như: tiểu ít, khóc không ra nước mắt, lừ đừ,…

 

5.Những sai lầm cần tránh khi chăm bé

 

– Không nên hạn chế việc bổ sung nước cho trẻ, bởi vì sợ bé bị tiêu chảy nhiều hơn. Điều này làm cho bé ngày càng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Bởi vì thiếu quá nhiều nước, không bổ sung, làm rối loạn nước điện giải.

 

– Bạn sẽ có thể bị liệt ruột, khó thở, nhiễm độc,… khi uống thuốc cầm tiêu chảy. Nên lưu ý điều này nhé.

 

– Không bổ sung chất dinh dưởng cho trẻ: chỉ cho ăn cháo trắng, không cho bú sữa,…

 

-Tự ý mua thuốc khi không hiểu rõ về bệnh, có thể dẫn đến ngộ độc khiến bệnh nặng hơn.

 

6.Bài thuốc dân gian trị tiêu chảy

 

Khi thấy bé đi ngoài nhiều hơn bình thường trong ngày, nên chữa trị sớm cho bé, đừng đợi đến khi phát bệnh rồi bé mất nước mệt mỏi, suy nhược,…

 

Trong dân gian, có nhiều bài thuốc trị tiêu chảy rất hiệu quả bằng việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như: nước lá ổi, nước cây cỏ sữa,…

 

Có rất nhiều bài thuốc dân gian trị tiêu chảy cho trẻ hiệu quả như: nước lá ổi, nước cây cỏ sữa hay trứng tráng lá mơ….

 

7.Phòng ngừa bệnh tiêu chảy

 

Để hạn chế không bị tiêu chảy, nên lưu ý những điều đơn giản sau:

 

– Không được ăn những thức ăn bán ngoài hè phố, không đảm bảo vệ sinh. Ăn những thực phẩm đã được rửa sạch và nấu chín.

 

–  Nguồn nước sử dụng phải được lọc sạch.

 

– Đối với các bà mẹ chăm sóc trẻ, nên lưu ý phải rửa tay sạch trước khi cho bé ăn, không cho bé bỏ đồ chơi vào miệng.

 

– Không cho bé chơi với người đang trong trạng thái bị tiêu chảy.

 

– Không được sử dụng thuốc kháng sinh kém chất lượng, sẽ không tốt đối với bệnh của bé.

 

Kiến thức sau khi sinh

Website nổi bật

Bài viết mới

Top phim hay có doanh thu cao nhất từ trước đến nay

top phim hay 150x150 - Top phim hay có doanh thu cao nhất từ trước đến nay

Top phim hay trong danh sách phim ảnh luôn bảo đảm mang đến sự hấp dẫn nhất định với khán […]

Yugi Oh trọn bộ bất hủ

Yu-Gi-Oh! GX

Yu-gi-Oh – cái tên đình đám không thể không nhắc đến trong hoạt hình anime mới Nhật Bản. Ra đời […]

Top anime 2023: hấp dẫn, cuốn hút và đầy bất ngờ

top anime 2021

Top anime 2021 hứa hẹn “làm mưa làm gió” trên thị trường anime trong thời gian tới đây. Không đi […]

Xin visa Hà Lan 2022 cần hồ sơ gì và quy trình thế nào?

Cần chuẩn bị kỹ các loại hồ sơ xin visa Hà Lan

Hà Lan nổi tiếng là quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới cùng với những chiếc […]

Top 10+ Truyện Fanfic hay được bình chọn hay nhất hiện nay

Chỉ còn màu thương nhớ / Chiến Bác

Các nhân vật trong truyện fanfic hầu hết đều gắn liền với nguyên tác ban đầu của tác giả. Tuy […]